Chống mài mòn thiết bị máy móc.

Hệ thống thu hồi giấy vụn

Thiết kế- lắp đặt quạt hút và thổi giấy vụn góp phần bảo vệ môi trường

Dán gạch bể bơi

Sử dụng Vật liệu Devcon (USA) để dán những viên gạch Ceramic/ Granit bị bong hỏng ở thành bên hoặc đáy Hồ bơi.

Thiết bị xử lý bụi

Thiết bị xử lý bụi và xử lý mùi trong sản xuất công nghiệp.

Hệ thống thông gió

Lắp đặt và xử lý Hệ thống thông gió, hút không khí nóng- ẩm tại Công ty CP Giấy Sài Gòn MT.

Xử lý van một chiều

Phục hồi nguyên trạng van một chiều tại nhà máy nước.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Sàn nhà thông minh

Với sàn cảm ứng của các chuyên gia Đức, sàn nhà của bạn sẽ nhận dạng được từng người trong gia đình, đồng thời theo dõi hoạt động của họ để kích hoạt các dịch vụ tương ứng. 
Sàn thông minh
Sàn nhà GravitySpace - Ảnh: Viện Hasso Plattner

 Sàn GravitySpace, rộng 2,4 m2, là phát minh của chuyên gia Patrick Baudisch và đồng sự thuộc Viện Hasso Plattner (Đức), theo trang tin New Scientist. Nó được thiết kế nhạy cảm với áp suất, có khả năng nhận diện từng người nhờ vào trọng lượng, và theo dõi vị trí của họ để hiển thị những đoạn video tương tác.

Bước đi trên sàn cũng giống như di chuyển trên một mặt gương lớn, nơi hình ảnh phản chiếu của từng người được phản ánh theo dạng kỹ thuật số. Ý tưởng ứng dụng công nghệ nhạy áp có thể biến sàn nhà thành một bề mặt tương tác, giúp điều khiển các thiết bị điện tử trong nhà, cho phép người dùng chơi game trong khi vẫn để mắt chăm sóc người thân lớn tuổi hoặc bị tàn tật.

 Ví dụ, nếu một người bước vào phòng, GravitySpace sẽ lập tức nhận ra người đó là ai dựa trên trọng lượng, và tự động bật đĩa nhạc theo ý thích, chuyển kênh TV thường xem hoặc bật đèn sáng. Nếu muốn chơi game, sàn thông minh có thể biến thành sân bóng ảo.

Với nguyên mẫu đầu tiên của GravitySpace, bên dưới lớp kính dày 6,35 cm là camera hồng ngoại theo dõi dấu chân, cùng máy chiếu độ phân giải cao tải video lên mặt kính.

 Một lớp nhựa mỏng nhạy áp phủ lên sàn, được bao quanh bởi đèn LED. Khi một người đặt chân lên mặt kính, bước chân của họ làm nhiễu ánh sáng hồng ngoại và hình ảnh của nó lọt vào camera. Phần mềm lập tức nhận dạng ra chủ nhân của bước chân đó và kích hoạt các chuỗi hoạt động tương ứng.
Nguồn thanhnien
Chia sẻ:

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Đèn tiết kiệm điện có thể gây hại cho da.

Các bóng đèn huỳnh quang compact tiết kiệm năng lượng (CFL) là lựa chọn hàng đầu cho những hộ gia đình và doanh nghiệp muốn tìm cách giảm hóa đơn tiền điện của họ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện một nhược điểm của loại bóng đèn này là có thể gây hại cho da. 


Đèn compact

Trang CBS Miami trích dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ trường Đại học Stony Brook ở New York (Mỹ) cho biết, đèn CFL tỏa ra lượng bức xạ cực tím (UV) cao đến đáng kinh ngạc. Bức xạ UV có thể gây tổn thương các tế bào da và gây ung thư đối với người tiếp xúc chúng ở liều lượng cao.

Để kiểm tra độ an toàn của các bóng đèn, nhóm nghiên cứu đã cho các tế bào da người khỏe mạnh tiếp xúc với ánh sáng của đèn CFL và so sánh tác động đó với ảnh hưởng của các bóng đèn dây tóc kiểu cũ lên cùng những tế bào da.

Kết quả phân tích cho thấy, các tế bào da tiếp xúc với đèn CFL hứng chịu tổn thương đáng kể và có dấu hiệu bắt đầu kiệt quệ đến chết. Trong khi đó, các tế bào da tiếp xúc với bóng đèn dây tóc không bị tổn hại nhiều.

Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng họ biết nguyên nhân gây ra hiện tượng trên: những vết nứt tí hon ở lớp phủ bên trong các bóng đèn CFL cho phép bức xạ UV rò rỉ ra ngoài, gây hại cho da người tiếp xúc.

Sau khi nghiên cứu được công bố, các hãng sản xuất bóng đèn CFL đã phản bác khám phá của nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Stony Brook. Họ khẳng định, "mức độ bức xạ cực tím phát ra từ các bóng đèn CFL ở mức thấp, chấp nhận được" và chúng hiện an toàn cho việc sử dụng bình thường.

Ngoài tác hại về bức xạ UV, các nhà nghiên cứu còn phát hiện, bóng đèn CFL cũng chứa lượng nhỏ thủy ngân – chất độc hại có thể gây tổn thương thần kinh, dị tật bẩm sinh và các nguy cơ sức khỏe khác. Vì vậy, dù có hiệu quả về mặt sử dụng năng lượng, các tiêu chí an toàn khác của bóng đèn CFL đang bị nghi vấn, biến các đèn LED tiết kiệm điện và có tuổi thọ dài lâu trở thành lựa chọn khôn ngoan hơn đối với nhiều người tiêu dùng.
Nguồn vietnamnet.
Chia sẻ:

Không khí bẩn làm phụ nữ kém thông minh.

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm y học Trường ĐH Rush chứng minh rằng bị phơi nhiễm trong bầu không khí chứa nhiều chất gây ô nhiễm sẽ xảy ra sự suy giảm trí tuệ của những người trưởng thành, đặc biệt là ở phụ nữ. 
Không khí ô nhiễm.

Công trình nghiên cứu được thực hiện trong 4 năm liền đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ thường xuyên chịu tác động của bầu khí quyển ô nhiễm ở mức độ cao thì khả năng nhận thức giảm sút một cách rõ rệt. Không khí càng bẩn thì mức độ suy giảm trí tuệ ở họ càng nhanh.

Không khí bẩn là không khí tích luỹ nhiều hạt nhỏ có kích thước dưới 2,5 micron, bằng 1/30 độ dày của một sợi tóc. Còn những hạt kích thước từ 2,5 đến 10 micron được coi là những hạt lớn. Các nhà khoa học đã không ít lần tiến hành những nghiên cứu tương tự về mối liên quan giữa mức độ ô nhiễm không khí và hoạt động trí óc, nhưng đây là lần đầu tiên họ đã tìm hiểu sự thay đổi của mức độ ô nhiễm đến chức năng nhận thức theo thời gian thông qua những con số đo cụ thể.

Bà Jennifer Weuve, giáo sư Trường ĐH Rush và các đồng nghiệp đã nghiên cứu tỉ mỉ mối quan hệ giữa không khí bẩn (kể cả do các hạt nhỏ và hạt lớn)  và sự suy giảm trí tuệ ở phụ nữ lớn tuổi với sự tham gia đông đảo các cụ bà (tới 19.409 người) ở lứa tuổi từ 70 đến 81, trong thời gian suốt 14 năm, kể từ năm 1988 đến cuối năm 2012.

Những hạt làm bẩn không khí gây hại nhiều mặt. Chúng làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch và là nguyên nhân làm xuất hiện hoặc đẩy nhanh sự lú lẫn ở người già.

Giáo sư Weuve cho biết: “Do vậy, nếu những nghiên cứu của chúng tôi đã khẳng định mối liên quan giữa không khí bẩn và sự suy giảm trí tuệ ở con người nói chung và phụ nữ lớn tuổi nói riêng thì sẽ đi đến kết luận là việc khắc phục  tình trạng ô nhiễm không khí là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu nguy cơ phát triển sự huỷ hoại trí nhớ và nhận thức của con người, thậm chí cả những dấu hiệu của bệnh tâm thần trong dân chúng”.

Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên báo Archives of Internal Medicine.
Nguồn vietnamnet
Chia sẻ:

Thiên thạch sao Hỏa 2 tỷ năm tuổi.

Màu than đá, ước tính khoảng 2 tỷ năm tuổi và chứa nhiều nước hơn bất kể mẫu đá nào từ hành tinh Đỏ rơi xuống trái đất là những gì mà các nhà khoa học miêu tả thiên thạch được phát hiện trên sa mạc Sahara.
Thiên thạch sao hỏa

Sau 2 năm phân tích mẫu thiên thạch được tìm thấy ở nơi khô cằn nhất hành tinh, các nhà khoa học chính thức đưa ra những đánh giá cuối cùng đối với viên đá nặng 320 g, rơi xuống khu vực Tây Bắc châu Phi. Nó được đặt tên Black Beauty.

Báo cáo trên Tạp chí Science cho biết, viên đá có nhiều điểm tương đồng với những thiên thạch sao Hỏa từng được biết đến trước đó, nhưng sở hữu nhiều nét độc đáo, cụ thể là thành phần hóa học và độ tuổi của nó.

Theo các chuyên gia, Black Beauty tới trái đất 2,1 tỷ năm trước, sau vụ phun trào siêu núi lửa cực mạnh trên bề mặt hành tinh Đỏ. Sức mạnh khủng khiếp từ những vụ phun trào dung nham trên bề mặt người láng giềng trái đất đẩy Black Beauty bay vào không gian và rơi xuống địa cầu sau thời gian chu du.

Giống với một phần trong số hơn 100 thiên thạch từ sao Hỏa rơi xuống trái đất được phát hiện trên toàn thế giới, Black Beauty hạ cánh xuống khu vực sa mạc Sahara thuộc châu Phi. Những mẫu thiên thạch khác được tìm thấy ở khu vực Nam Cực. Thiên thạch lâu đời nhất từ sao Hỏa được xác định có niên đại 4,5 tỷ năm trong khi nửa tá trong số đó hơn 1,3 tỷ năm tuổi. Phần còn lại trong bộ sưu tập đều trẻ hơn 600 triệu năm.

Không chỉ mang giá trị cao về khoa học, thiên thạch còn là món hàng rất hời được những thợ săn truy lùng gắt gao. Mang trong mình giá trị hàng chục ngàn USD, những viên “đá trời” được coi là một trong những loại đá quý đắt giá và khó tìm.

Black Beauty được mua tại một cửa hàng ở Moroccan và được tặng lại cho Đại học New Mexico bởi một người Mỹ.

Ngay cả người bán, người tặng và các chuyên gia Đại học New Mexico đều không thể ngờ viên đá có niên đại 2,1 tỷ năm tuổi, xếp thứ 2 trong số những thiên thạch “lão làng” từng rơi xuống trái đất. Đặc biệt, nó còn chứa lượng nước lớn hơn so với tất cả những thiên thạch sao Hỏa từng được phát hiện trước đó, mở ra cho nhân loại khả năng tìm hiểu sâu hơn về lịch sử người láng giềng trái đất.
Nguồn Infonet
Chia sẻ:

Việt Nam sẽ phóng vệ tinh thứ 3.

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ký kết hợp đồng với Trung tâm vũ trụ quốc tế Arianespace để khởi động dự án vệ tinh VNREDSat – 1A - vệ tinh thứ ba của Việt Nam, dự kiến được phóng lên vũ trụ vào quý II năm nay.


Vinasat2

Theo tin từ tờ Forbes (Mỹ), vệ tinh này hiện sẽ phục vụ cho các hoạt động quan sát Trái Đất nhằm hỗ trợ nghiên cứu khoa học và sẽ được thiết kế bởi Hãng sản xuất vệ tinh của Pháp Astrium Satellites.

Trong quý II năm nay, vệ tinh này sẽ được phóng lên vũ trụ bởi tên lửa Vega Arianespace và hoạt động trên quỹ đạo đồng bộ với Mặt trời, cách Trái Đất khoảng 670km.

Một quỹ đạo đồng bộ mặt trời có nghĩa là vệ tinh sẽ vượt qua nhiều vĩ độ giống nhau cùng một lúc. Điều đó có nghĩa là vệ tinh sẽ quan sát sự thay đổi theo thời gian của một điểm trên trái đất, dựa vào các thay đổi ảnh sáng khi vệ tinh quay một vòng quanh trái đất.

“Chúng tôi đặc biệt tự hào vì một lần nữa lại có thể làm việc với Việt Nam, sau khi đã phóng thành công vệ tinh viễn thông VINASAT –1 và –2”, Tờ Forbes trích lời ông Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Arianespace  Jean-Yves Le Gall. Với hợp đồng này, lần thứ tư chúng tôi hợp tác với Vega và Arianespace cho thấy họ có thể cung cấp một dịch vụ phóng vệ tinh hoàn hảo và phù hợp với các yêu cầu của vụ phóng này. Chúng tôi cũng muốn cảm ơn Astrium và Việt Nam đã đặt niềm tin vào chúng tôi. Chúng tôi rất vui mừng được làm việc một lần nữa với Astrium, sau khi đã phóng thành công 5 vệ tinh của họ trong 4 tháng cuối năm 2012”

Hợp đồng sản xuất và phóng vệ tinh VNREDSat-1A có trị giá 71,8 triệu USD. Theo hợp đồng này, Astrium sẽ cung cấp một vệ tinh với độ phân giải mặt đất là 2,5m, các thiết bị nhận thông tin, kiểm soát vệ tinh, và đào tạo cho kỹ sư Việt Nam.

Theo đó, sẽ có khoảng 15 kỹ sư về vệ tinh của Việt Nam được đào tạo tại cơ sở sản xuất vệ tinh của hãng này tại Toulouse (Pháp).

Nguồn Infonet
Chia sẻ:

Phát hiện loài ếch cây mới ở Việt Nam.

Các nhà khoa học vừa công bố loài ếch cây mới ở vùng đất thấp phía nam Việt Nam.


Ếch

Loài ếch mới có tên khoa học Rhacophorus helenae sp. nov (còn gọi là ếch cây helen). Các nhà nghiên cứu phát hiện chúng trong quá trình khảo sát từ Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận đến rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc vùng Thác Mai, Tân Phú, Đồng Nai.

Để tôn vinh những đóng góp cho phát hiện ra loài mới ở Việt Nam của Helen M.Rowley, tác giả công bố dùng tên bà làm tính ngữ cho danh pháp của loài ếch mới này.

Rhacophorus helenae có kích thước khá lớn, thân con đực dài 72.3–85.5 mm, con cái từ 89.4–90.7 mm.

Theo website Sinh vật rừng Việt Nam, loài ếch trên có đặc điểm mặt trên lưng và đầu màu xanh lá cây hay xanh dương với những đốm trắng. Chúng có màng chân lớn, nếp da bên cánh tay rộng giúp ếch có thể liệng từ trên cây cao xuống.
Nguồn vnexpress
Chia sẻ:

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Robot do thám dưới nước made in Việt Nam.


Trường Sĩ quan thông tin, thuộc Binh chủng thông tin liên lạc, đang hoàn thiện chế tạo robot dưới nước ứng dụng trong quân sự.

Robot do thám


Robot dưới nước ứng dụng trong quân sự mang hình dáng một chuyên cơ thu nhỏ, có hai bánh quạt giúp cho việc bơi, lặn được thuận tiện. Ngoài ra, robot còn tích hợp các thiết bị, linh kiện điện tử và phần mềm khác phục vụ hoạt động do thám, trinh sát.

Robot đã trải qua nhiều công đoạn thử nghiệm, có khả năng bơi, lặn rất tốt và đang trong giai đoạn lắp ráp thêm các thiết bị, linh kiện, phần mềm khác.

Theo kế hoạch, sản phẩm trên sẽ sớm hoàn thành để tham gia cuộc thi Robocon Techshow năm nay.

Nguồn Quân đội nhân dân
Chia sẻ:

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Phát triển công nghệ thông tin xanh.

Phát triển công nghệ thông tin xanh và thực hiện tăng trưởng xanh là mô hình đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. 
Công nghệ xanh

Trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển, mục tiêu của công nghệ thông tin xanh là làm cho ngành công nghệ thông tin trở nên xanh, lành mạnh để phục vụ cuộc sống; đồng thời sử dụng công nghệ thông tin để làm cho các ngành kinh tế – xã hội trở nên xanh, ngăn ngừa ô nhiễm không khí, nước, đất; ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trên thế giới, nhiều nước ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các mô hình nhà máy thông minh, mạng lưới điện thông minh… công nghệ thông tin xanh có thể tối đa hóa sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, thúc đẩy chuyển sang xã hội carbon thấp. Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập kế hoạch hành động công nghệ thông tin (công nghệ thông tin) xanh. Theo đó, các doanh nghiệp và người dân được hướng dẫn cụ thể về phát triển công nghệ thông tin xanh. Vương quốc Anh thực hiện “Chiến lược công nghệ thông tin xanh” của Chính phủ kết hợp với hướng dẫn công nghệ thông tin xanh quốc gia và các mục tiêu giảm thải do Chính phủ đặt ra; kết nối chính sách công nghệ thông tin xanh với các chính sách về chống biến đổi khí hậu.

Là quốc gia thành công trong phát triển công nghệ thông tin xanh với một Chiến lược Quốc gia công nghệ thông tin xanh được xây dựng từ năm 2008, Hàn Quốc đã thực hiện tốt việc “xanh hóa” công nghệ thông tin để làm ra các sản phẩm công nghệ thông tin chất lượng cao. Song song đó, Hàn Quốc triển khai cuộc sống xanh “nhờ công nghệ thông tin”, xây dựng sản xuất xanh, hệ thống giao thông và dịch vụ xanh thông minh, mạng lưới năng lượng thông minh…

Với những kinh nghiệm về phát triển công nghệ thông tin xanh tại đất nước mình, các chuyên gia Hàn Quốc khuyến nghị: Chính phủ nên khuyến khích công nghệ thông tin xanh sớm để không bỏ lỡ cơ hội. TS. Sang Hyun Park, Cơ quan Xã hội thông tin quốc gia Hàn Quốc cho rằng, khởi đầu Việt Nam cần có lộ trình tuyên truyền, phổ biến thông tin để nâng cao nhận thức của người dân, làm cho người dân hiểu mối liên hệ giữa tăng trưởng xanh và công nghệ thông tin, hiểu rằng công nghệ thông tin có thể gây tác động tiêu cực đến môi trường, bên cạnh việc công nghệ thông tin có thể giúp phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của người Việt Nam.

Các chuyên gia Hàn Quốc cho rằng, Việt Nam cần đánh giá cấu trúc ngành và khả năng công nghệ thông tin và thực hiện xây dựng chiến lược vĩ mô ở cấp quốc gia. Chính phủ cũng nên nghiên cứu so sánh các chính sách, chiến lược công nghệ thông tin xanh của các nước tiên tiến và căn cứ vào thực tiễn để điều chỉnh chính sách thích hợp nhất đối với Việt Nam; thiết lập mục tiêu chi tiết cho mỗi khu vực sau khi thiết kế mô hình dịch vụ công nghệ thông tin xanh, có lộ trình chi tiết cho các chính sách trung – dài hạn.
Đặc biệt, cần phải làm cho các sinh viên hiểu rõ vấn đề vì họ chính là những người sắp sử dụng công nghệ thông tin nhiều nhất, phải có chiến lược tuyên truyền họ để chuẩn bị cho tương lai.

Vấn đề quan trọng nhất là nguồn kinh phí để thúc đẩy công nghệ thông tin xanh. Đây có thể là một trong những khó khăn ban đầu. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, phát triển công nghệ thông tin xanh để tiết kiệm năng lượng, nên mặc dù phải đầu tư ban đầu, nhưng lợi ích là lâu dài. Chính phủ nên có chính sách xúc tiến đầu tư, hỗ trợ và ưu đãi các công ty có ứng dụng những công nghệ tiết kiệm năng lượng và không gây hại tới môi trường.
Nguồn Monre
Chia sẻ:

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Quá trình hình thành hành tinh khổng lồ trong vũ trụ.

Tạp chí Nature ngày 2/1 đăng tải kết quả nghiên cứu của các nhà thiên văn học Chile cho biết, họ đã phát hiện ra nguồn gốc hình thành của các hành tinh khổng lồ trong vũ trụ, tương tự như Sao Mộc và Sao Thổ.
Hành tinh khổng lồ

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kính thiên văn hiện đại nhất trên thế giới hiện nay mang tên Atacama (hay còn gọi là ALMA), đặt tại đài quan sát Nam Âu ở sa mạc Atacama của Chile để quan sát một vì sao trẻ có tên là HD 142527, nằm cách Trái đất hơn 450 năm ánh sáng.

Họ phát hiện ra rằng hành tinh hổng lồ không người cư trú này được hình thành từ quá trình hút các luồng khí và bụi bao quanh những vì sao mới trong mặt phẳng tròn u ám của vũ trụ.

Xung quanh sao HD 142527, các nhà thiên văn học phát hiện một lỗ hổng khá thú vị trên bề mặt đầy bụi và họ tin rằng lỗ hổng này được tạo ra bởi ngôi sao mới hình thành.

Bằng việc quan sát ánh sáng từ các bước sóng có độ dài siêu nhỏ, ALMA có thể chiếu rọi vào những phần ánh sáng hồng ngoại và có thể nhìn thấy được quang phổ của HD 142527.

Phương pháp này đã giúp nhóm nghiên cứu phát hiện ra hai luồng khí có tỷ trọng lớn tràn qua lỗ hổng, và phần khí còn lại có trong lỗ hổng.

Ngoài việc hút các mảnh vỡ và bụi vào khối vật thể của chúng khi quay xung quanh các ngôi sao, những hành tinh này cũng hấp thu luồng khí chảy qua lỗ hỗng trên từ vùng bên ngoài của mặt phẳng tới vùng bên trong, giúp nuôi dưỡng ngôi sao mới.

Những lỗ hổng thường có kích thước rất lớn, khoảng 10 đơn vị thiên văn từ ngôi sao, có nghĩa là bằng 10 lần khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời

Nhà thiên văn học Simon Casassus thuộc trường Đại học Chilecho biết "giới thiên văn vẫn luôn dự đoán rằng chắc chắn có những luồng khí như thế, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi được trực tiếp chứng kiến."

Một nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học Australiatừng được công bố trên tạp chí Nature cũng cho thấy các luồng khí và bụi từ trung tâm của dải Thiên Hà là sản phẩm để hình thành các vì sao mới.

Nguồn Vietnam+
Chia sẻ:

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Mưa sao băng đầu tiên của năm

Quadrantids, một trong ba trận mưa sao băng đẹp nhất năm sẽ đạt cực điểm rạng sáng thứ 6 tới với khoảng 40 vệt sao băng mỗi giờ.


Mưa sao Quadrantids

Mưa sao băng Quadrantids thường diễn ra từ 28/12/2012 đến 12/1/2013. Nó sẽ đạt cực điểm vào sáng 4/1 với tần suất khoảng 40 đến 60 vệt/giờ, thậm chí còn lên tới 100 vệt/ giờ trong điều kiện quan sát tốt.

Dương Hồng Dương, thành viên Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC) cho biết, thời điểm tốt nhất để quan sát Quadrantids ở Việt Nam là khoảng sau nửa đêm tới rạng sáng ngày thứ sáu tới. "Người quan sát nên nhìn vùng trời hướng bắc- đông bắc, hướng mắt về phía chòm sao Bootes nơi diễn ra tâm điểm của trận mưa sao băng", Hồng Dương nói.

Hiện tượng trăng hạ huyền (bán nguyệt cuối tháng) sau ngày rằm gây ảnh hưởng lớn tới khả năng quan sát các vệt sao.

Theo Cơ quan Vũ trũ và Hàng không Mỹ (NASA), mưa sao băng Quadrantids bắt nguồn từ tiểu hành tinh mang tên 2003 EH1, được quan sát lần đầu năm 1825. Dựa theo một số nghiên cứu, vật thể đó có thể là một trong các mảnh còn sót lại của sao chổi khi nó vỡ tan hàng thế kỷ trước, mưa sao băng Quadrantids là do luồng vật chất đá bụi vỡ vụn còn sót lại từ sự tan vỡ ra từng mảnh của sao chổi nói trên đi vào bầu khí quyển trái đất.
Nguồn vnexpress
Chia sẻ:

Hiện tượng thiên văn Việt Nam 2013.

Anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, chủ nhiệm Câu lạc bộ thiên văn học trẻ Việt Nam cho biết, ngoài các trận mưa sao băng mang tính “định kỳ” hàng năm, năm 2013 đáng chú ý nhất là hai lần nguyệt thực sẽ diễn ra vào tháng 4 và tháng 10. Tuy nhiên, việc quan sát được sự kiện này hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, vốn dĩ thất thường.


Nguyệt thực một phần

Các hiện tượng thiên văn mà con người có thể được quan sát tại Việt Nam trong năm 2013 bao gồm:

1. Mưa sao băng Quadrantids

Trận mưa sao băng cỡ trung bình với mật độ tối đa vào lúc cực điểm khoảng 30-40 sao băng/giờ diễn ra vào đêm mồng 3 và 4/1 (thời điểm lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng này là sau nửa đêm mồng 3, rạng sáng mồng 4).

Trận mưa sao băng này có vùng trung tâm quan chòm sao Bootes (Mục phu/Thợ săn gấu). Một lưu ý là trăng cuối tháng sẽ là tác nhân che khuất khá nhiều sao băng của hiện tượng này.

2. Mưa sao băng Lyrids

Trận mưa sao băng cỡ trung bình/nhỏ với mật độ không quá 20 sao băng/giờ diễn ra trong khoảng từ ngày 16-25/4. Cực điểm của nó sẽ rơi vào đêm 21 và 22. Mặt trăng sẽ làm mờ nhiều sao băng của trận mưa sao băng này, do đó con người chỉ có thể quan sát được hiện tượng này ở các khu vực thời tiết lý tưởng và mức độ ô nhiễm khí quyển thấp.

Mưa sao băng Lyrids có vùng trung tâm là chòm sao Lyra (Thiên cầm/cây đàn Lire).

3. Nguyệt thực một phần

Hiện tượng này diễn ra vào tối ngày 25/4, có thể được quan sát thấy tại một dải rộng lớn gồm toàn bộ châu Âu, châu Phi, phần lớn châu Á và châu Đại Dương. Việt Nam chúng ta cũng nằm trong khu vực có thể quan sát trọn vẹn lần nguyệt thực này.

Đây có thể coi là hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm 2013 đối với người quan sát tại Việt Nam.

4. Mưa sao băng Eta Aquarids

Trận mưa sao băng cỡ nhỏ với mật độ lúc cực điểm chỉ khoảng 10 sao băng mỗi giờ. Thời gian lý tưởng nhất để quan sát trận mưa sao băng này là sau nửa đêm mồng 5, rạng sáng mồng 6/5.

Trận mưa sao băng này có tâm điểm là chòm ao Aquarius (Bảo bình/người vác bình).

5. Sao Kim và Sao Mộc gặp nhau trên bầu trời

Tuy không phải một hiện tượng thiên văn đặc biệt, nhưng việc Sao Kim và Sao Mộc gặp nhau cũng là một điều thú vị với những người yêu thích việc quan sát khi hai đốm sáng đẹp nhất gặp nhau trên bầu rời, chỉ cách nhau chừng 1 độ.

Để quan sát, người yêu thiên văn hãy hướng ánh mắt về bầu trời phía Tây lúc hoàng hôn buông xuống, ngày 28/5.

6. Mưa sao băng Nam Delta Aquarids

Đây là trận mưa sao băng với tâm điểm là chòm sao Aquarius với mật độ cỡ trung bình/nhỏ, khoảng 20 sao băng mỗi giờ. Thời điểm lý tưởng để quan sát hiện tượng này sẽ là đêm 28 và 29 tháng 7.

7. Mưa sao băng Perseids

Đây là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất trong năm với mật độ khoảng 60 sao băng mỗi giờ (hoặc hơn) trong đó có rất nhiều sao băng rất sáng và dài.

Trận mưa sao băng kéo dài từ 22 /7 – 23/8 hàng năm, nhưng thời gian cực điểm rơi vào ngày 12, 13/8.

Ở thời điểm này, Mặt Trăng đầu tháng sẽ lặn trước nửa đêm, do đó vào thời điểm rạng sáng 13/8 sẽ là lý tưởng để quan sát hiện tượng này. Để quan sát, hãy nhìn về bầu trời phía Đông, nơi có chòm sao Perseus (Anh Tiên/dũng sĩ Persée).

8. Nguyệt thực nửa tối

Mặt Trăng sẽ đi vào vùng nửa tối của bóng Trái Đất, chuyển sang màu đỏ nhạt trong hiện tượng này.

Đây là nguyệt thực nửa tối duy nhất trong năm 2013 và người quan sát tại Việt Nam có thể thấy nó vào lúc hoàng hôn ngày 18 /10.

9. Mưa sao băng Orionids

Trận mưa sao băng tương đối lớn hàng năm với mật độ 20-30 sao băng/giờ với nhiều sao băng khá sáng, có vùng trung tâm là chòm sao Orion (thợ săn/dũng sĩ Orion).

Thời điểm lý tưởng để quan sát trận mưa sao băng này là đêm 21 và 22/10. Trong năm nay, việc quan sát trận mưa sao băng này sẽ gặp khó khăn do sự cản trở của ánh Trăng.

10. Mưa sao băng Leonids

Trận mưa sao băng lớn có tâm điểm ở chòm sao Leo (Sư Tử) có mật độ trung bình lên tới 40 sao băng/giờ. Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng này sẽ là đêm 17, rạng sáng 18/11.

Mặc dù vậy, việc quan sát trận mưa sao băng này trong năm 2013 sẽ không được như mong muốn vì nó rơi vào đúng ngày Trăng tròn. Khi đó, ánh Trăng sẽ che mờ một lượng lớn các sao băng của hiện tượng.

11. Mưa sao băng Geminids

Đây là một trong số hai trận mưa sao băng lớn nhất (cùng với Perseids). Trận mưa sao băng này có tâm điểm là chòm sao Gemini (Song tử) với mật độ trên 60 sao băng mỗi giờ.

Năm 2013, Mặt Trăng sẽ gây một số cản trở trong việc quan sát hiện tượng này. Tuy vậy, đây vẫn có thể là một trận mưa sao băng đáng theo dõi. Thời điểm lý tưởng nhất cho người quan sát sẽ là rạng sáng 14/12, khi đó hãy tìm chòm sao Gemini khi đó nằm rất cao trên bầu trời. Đây cũng là hiện tượng thiên văn cuối cùng của năm 2013.
Nguồn Vietnam+
Chia sẻ:

Hướng dẫn thi công