Chống mài mòn thiết bị máy móc.

Hệ thống thu hồi giấy vụn

Thiết kế- lắp đặt quạt hút và thổi giấy vụn góp phần bảo vệ môi trường

Dán gạch bể bơi

Sử dụng Vật liệu Devcon (USA) để dán những viên gạch Ceramic/ Granit bị bong hỏng ở thành bên hoặc đáy Hồ bơi.

Thiết bị xử lý bụi

Thiết bị xử lý bụi và xử lý mùi trong sản xuất công nghiệp.

Hệ thống thông gió

Lắp đặt và xử lý Hệ thống thông gió, hút không khí nóng- ẩm tại Công ty CP Giấy Sài Gòn MT.

Xử lý van một chiều

Phục hồi nguyên trạng van một chiều tại nhà máy nước.

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Sản xuất năng lượng hạt nhân từ nước biển.

Các nhà khoa học tin rằng nghiên cứu 40 năm ròng về phương pháp sản xuất năng lượng hạt nhân từ Urani trong nước biển sắp cho kết quả.

Nước biển

Theo Hội Hóa học Hoa Kỳ, ước tính có ít nhất khoảng 4 tỷ tấn urani trong nước biển và nước biển có thể góp phần tăng sản lượng năng lượng hạt nhân. Đây là ý tưởng được trình bày tại Hội nghị và triển lãm quốc gia Hoa Kỳ lần thứ 244 ở Philadelphia.

Tiến sĩ Robin D. Rogers, tác giả của nghiên cứu này cho biết đại dương là nguồn trữ urani lớn hơn tất cả những mỏ urani trên cạn có thể khai thác được. Vấn đề ở chỗ, nồng độ chất này rất thấp nên chi phí chiết xuất sẽ cao.

Phân tích kinh tế của Tiến sỹ Erich Schneider cho Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) so sánh khai thác urani từ nước biển với các phương pháp khai thác quặng urani cho thấy, các kỹ thuật được DOE tài trợ có thể khai thác lượng urani nhiều gấp 2 lần so với sản lượng ở Nhật vào cuối thập niên 90. Vì vậy, chi phí sản xuất sẽ giảm đi gần 50% so với công nghệ của Nhật.

Tuy vậy, chiết xuất urani từ nước biển vẫn đắt hơn nhiều so với khai thác quặng. Cũng theo TS. Schneider, hiện không chắc chắn được về trữ lượng urani trên cạn nên khó có thể lập kế hoạch sản xuất dài hạn. Vì vậy, nếu khai thác urani từ nước biển thì sẽ khắc phục được hạn chế này đồng thời còn giảm một số tổn thất môi trường mà khai thác quặng gây ra như nước thải.
Nguồn thiennhien.net
Chia sẻ:

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Hợp chất mới giúp lọc nước nhiễm phóng xạ.

Báo Japan Times (Nhật Bản) dẫn tuyên bố của chuyên gia Tomihisa Ota, Đại học Kanazawa về hợp chất mới có khả năng phát hiện và kết tủa các chất phóng xạ trong nước.
Lọc nước nhiễm xạ.

Bào chế từ nhiều loại hóa chất và khoáng sản, hợp chất này có thể giúp loại bỏ các chất phóng xạ như iod, cesi hay stronti. Hợp chất mới này được hy vọng sẽ mở ra hướng đi mới giải quyết lượng nước chứa phóng xạ khổng lồ đang lưu trữ tại nhà máy điện Fukushima 1 sau sự cố hạt nhân.

Trong thí nghiệm mới nhất, sau khi đổ 1,5g hợp chất này vào 100ml nước có chứa cesi nồng độ từ 1 đến 10 phần triệu, chất này sẽ loại bỏ gần như hoàn toàn cesi. Mặc dù chất sử dụng pha trong nước chưa phải là chất phóng xạ, song ông Ota khẳng định hợp chất này có thể sử dụng để xử lý nước bị nhiễm phóng xạ do “chất thí nghiệm có cùng đặc tính hóa học với các chất phóng xạ”.
Nguồn yeumoitruong
Chia sẻ:

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Nồng độ khí CO2 cao làm giảm khả năng nhận thức.

Khí cacbonic (carbon dioxide) từ lâu đã được biết đến là một trong các khí nhà kính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Khí CO2

Tuy nhiên một nghiên cứu mới đây cho biết, ngoài tác hại trên, nồng độ cao khí cacbonic trong các lớp học, hội trường hay phòng làm việc còn làm giảm khả năng nhận thức và làm việc.

Việc đánh giá được thực hiện trên 22 người trưởng thành có sức khoẻ tốt. Khả năng làm việc của họ đã giảm xuống khi nồng độ cacbonnic được tăng từ mức 600ppm lên tới mức 1000ppm. Trong 7 cuộc kiểm tra, khả năng làm việc của những người này giảm xuống đáng kể khi nồng độ CO2 đạt mức 2500ppm. Các nhà nghiên cứu mới đây công bố trên Tạp chí khoa học về sức khoẻ môi trường của Mỹ (Environmental Health Perspectives).
Những số liệu này thật đáng ngạc nhiên vì các căn phòng có nồng độ CO2 là 1000ppm đã từng được coi là được thông gió tốt. Nồng độ CO2 trong các toà nhà thường cao hơn so với nồng độ CO2 ngoài trời (ở ngoài trời, nồng độ CO2 trong không khí vào khoảng 350 đến 450ppm). Nồng độ CO2 trong nhà ở mức 600ppm đã được coi là rất tốt. Tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào có bao nhiêu người đang ở trong phòng và trong mỗi tiếng không khí trong phòng đó được trao đổi với không khí bao nhiêu lần (nhờ thông gió). Có rất nhiều toà nhà có nồng độ CO2 khoảng 2500ppm hoặc gần mức đó, thậm chí những toà nhà đó được thiết kế thông gió phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành.

Tại Mỹ, các phòng học thường chứa rất nhiều sinh viên, và nồng độ CO2 trong các phòng học thường cao hơn 1000ppm. Để giảm chi phí sưởi ấm và làm mát, nhiều trường đã hạn chế thông gió, do vậy rất nhiều trường có nồng độ CO2 lên tới 2500ppm.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thấy nồng độ CO2 cao hơn liên quan đến việc tăng số học sinh trốn học và giảm khả năng học tập ở học sinh. Tuy nhiên họ chưa từng nghĩ CO2 là nguyên nhân.

Việc kiểm tra nồng độ CO2 là không khó. Các thiết bị đo nhanh cầm tay sẽ giúp kiểm tra nồng độ của chất khí này một cách nhanh chóng và chính xác.
Nguồn baomoitruong
Chia sẻ:

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Trẻ có IQ thấp do ô nhiễm không khí.

Các nhà nghiên cứu Mỹ lần đầu tiên đã tìm thấy sự liên quan giữa tình trạng ô nhiễm không khí trước khi sinh với chỉ số IQ thấp ở trẻ nhỏ.
Ô nhiễm không khí

Kết quả trên có được sau khi nghiên cứu 249 trẻ em sống tại thành phố New York là con của những phụ nữ phải mang máy trợ thở trong suốt những tháng cuối thai kỳ. Những phụ nữ này sống ở những vùng có thu nhập thấp nhất ở bắc Manhattan và Nam Bronx. Họ thường xuyên phải tiếp xúc với tình trạng ô nhiễm không khí do lượng lớn khí thải từ ô tô, xe buýt, xe tải xả ra.

Ở tuổi lên 5, tuổi trước khi đi học, trẻ sẽ được kiểm tra chỉ số IQ. Những đứa trẻ sống trong môi trường ô nhiễm từ lúc còn trong bụng mẹ có chỉ số IQ thấp hơn so với những trẻ khác 4-5 điểm.

“Đó là một sự khác biệt lớn và nó có thể ảnh hưởng tới thành tích học tập ở trường của trẻ”, Frederica Perera, trưởng nhóm nghiên cứu và là Giám đốc của TT Columbia về Sức khỏe môi trường đối với trẻ em, cho biết.
Trong giai đoạn đầu của nghiên cứu này, bà Perera đã tìm thấy mối liên hệ giữa sự ô nhiễm không khí từ trong bụng mẹ với những biến đổi gen ở thai nhi có thể làm tăng nguy cơ ung thư, vòng đầu của trẻ khi sinh ra nhỏ hơn và cũng nhẹ cân hơn lúc chào đời. Nhóm nghiên cứu của bà Perera cũng tìm thấy sự liên quan giữa sự phát triển chậm của trẻ 3 tuổi với bệnh hen suyễn.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu các chất gây ô nhiễm mà có thể thâm nhập vào thai nhi qua nhau thai và nhận thấy đó là chất hydrocacbon thơm nhiều vòng. Đây là hợp chất có rất nhiều trong khí thải của các loại xe cộ và từ các ống khói nhà máy. Khói thuốc lá cũng là một nguyên nhân nhưng các bà mẹ tham gia nghiên cứu hoàn toàn không hút thuốc lá.

Trong số 140 trẻ tham gia nghiên cứu, 56% thuộc nhóm nguy cơ cao (mẹ sống ở gần những đường phố đông đúc, bến xe buýt và các loại nguồn gây ô nhiễm không khí thành phố khác).

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng tới IQ như hút thuốc thụ động, sống trong môi trường ô nhiễm trước khi sinh và nhận thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của giai đoạn thai nghén. Và đây chính là tiền đề để bà Perera nghiên cứu sâu hơn về chỉ số IQ và ô nhiễm khi mang thai.

TS. Robert Geller, chuyên gia nhi và chất độc trường ĐH Emory, nhấn mạnh: “Nghiên cứu này hoàn toàn không khẳng định rằng ô nhiễm không khí trong suốt thời thơ ấu sẽ quyết định chỉ số IQ của trẻ bởi vì vẫn có những trẻ đạt thành tích cao trong học tập dù mẹ của em đã từng sống trong môi trường ô nhiễm lúc có thai”.

Theo chuyên gia sức khỏe môi trường trường Sức khỏe cộng đồng John Hopkin Patrick Breysse thì cần phải có thêm những nghiên cứu khác để khẳng định kết quả trên.

Nguồn TTXVN/Vietnam
Chia sẻ:

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Khắc phục ô nhiễm nước bằng hạt nano.

Các hạt nano bằng sắt được bọc trong một lớp phủ nhựa chống gỉ sẽ có thể làm sạch các hóa chất gây ô nhiễm dưới mặt đất.
Xử lý nước

Theo TS Denis O’Carrol, ô nhiễm đất là một vấn đề của lịch sử. Từ những năm 1970, con người đã sai lầm khi nghĩ rằng chôn chất độc xuống đất, nó sẽ tự biến mất, lớp dưới bề mặt đất sẽ hoạt động chức năng lọc tự nhiên. Thực tế là chất thải này có khả năng làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tài nguyên nước mặt và còn tồn tại hàng thập kỷ.

O’Carroll thuộc phòng thí nghiệm nước Đại học New South Wales, đã sử dụng công nghệ nano để xử lý các chất ô nhiễm. Ông đã tiến hành thử nghiệm công nghệ làm sạch tầng nước mặt mới, sử dụng các hạt kim loại kích thước nano, nhỏ hơn sợi tóc người từ 500 tới 5000 lần.

Hạt sắt được bơm thẳng vào đất bị ô nhiễm, nơi chúng sẽ chảy tới các chất ô nhiễm và bắt đầu phản ứng oxy hóa khử. Trong phản ứng này điện tử được di chuyển giữa hạt nano và chất ô nhiễm. Phản ứng sẽ thay đổi trạng thái ôxy hóa của chất gây ô nhiễm và làm giảm bớt tính độc tổng thể, nâng dần tới mức độ an toàn hơn.

Kích thước nhỏ của các hạt nano cho phép chúng có thể di chuyển qua các kênh hiển vi trong đất và đá để tiến tới và phá hủy các chất gây ô nhiễm, điều mà các hạt lớn hơn không thể làm được.

Ngoài ra, các hạt sắt kích thước nano đặc biệt an toàn với môi trường vì chúng không linh hoạt và phân hủy một cách nhanh chóng. Thực tế, điều này cũng có phần bất lợi vì nó hạn chế khả năng tìm kiếm và phá hủy độc tố của các hạt nano.

Để tối ưu hóa các hạt nano, O’Carroll đang thử nghiệm nhiều dạng sắt khác nhau, và bao bọc các hạt trong lớp nhựa chống gỉ, giúp làm chậm quá trình phân hủy và tăng tính linh động của sắt, mà không ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Công nghệ mới đã được thử nghiệm tại hai vùng bị ô nhiễm ở Ontario và quan sát thấy kết quả giảm đáng kể các chất gây ô nhiễm tại cả hai vùng. Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí The Nature of Things.
Nguồn Vista.vn
Chia sẻ:

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Công nghệ sản xuất xăng từ hơi nước và CO2.

Một công ty tại Anh tìm ra công nghệ đột phá để sản xuất xăng từ hơi nước và carbon dioxide (CO2) trong không khí.
Sản xuất xăng từ hơi nước và CO2

Air Fuel Synthesis - một công ty nhỏ tại thành phố Stockton-on-Tees, Anh - thông báo họ đã chế tạo thành công hệ thống sản xuất xăng từ khí CO2 và hơi nước. Sau khi khởi động hệ thống, công ty đã sản xuất 5 lít xăng từ tháng 8 tới nay. Ban lãnh đạo công ty muốn xây dựng một nhà máy quy mô lớn để sản xuất một tấn xăng mỗi ngày, The Independent đưa tin.

"Chúng tôi lấy khí CO2 từ không khí và khí hydro từ nước rồi biến chúng thành xăng", Peter Harrison, giám đốc điều hành công ty, cho biết.

Harrison khẳng định Air Fuel Synthesis sẽ trở thành doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới sản xuất xăng từ không khí. Theo ông, loại xăng mới có màu sắc và mùi giống hệt xăng bình thường, song nó không tạo ra nhiều khí thải độc hại như xăng mà người ta sản xuất từ dầu thô.

"Những động cơ đang sử dụng xăng hiện nay đều có thể dùng xăng của chúng tôi", Harrison khẳng định.

Nhiều người tỏ ra hoài nghi thông báo của Air Fuel Synthesis, bởi họ nghĩ biến nước và CO2 thành xăng là điều không tưởng. Tuy nhiên, ông Tim Fox, trưởng bộ phận Năng lượng và Môi trường của Viện Kỹ sư cơ khí tại thành phố London, xác nhận rằng ông đã thấy công nghệ của Air Fuel Synthesis.

"Họ đã lắp đặt xong hệ thống máy móc và tôi đã thấy nó. Hơi nước và CO2 biến thành xăng theo một quy trình. Hệ thống máy móc hút hơi nước và CO2 từ không khí xung quanh rồi biến chúng thành xăng", Fox phát biểu.

Mặc dù Air Fuel Synthesis đang thử nghiệm công nghệ, ban lãnh đạo công ty tin rằng họ có thể dùng các dạng năng lượng tái sinh để cấp điện cho hệ thống.

CO2 là một trong những loại khí gây nên hiện tượng ấm lên của trái đất. Giới bảo vệ môi trường tin rằng giảm lượng CO2 trong không khí, giảm hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch ( như dầu mỏ và than đá) là giải pháp hiệu quả nhất trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Vì thế, nếu công nghệ của Air Fuel Synthesis được áp dụng trên quy mô lớn, nó sẽ giúp con người đạt cả hai mục đích: giảm nồng độ CO2 trong khí quyển và giảm nhu cầu đối với nhiên liệu hóa thạch.

"Nếu Air Fuel Synthesis nhận đủ số tiền tài trợ cần thiết, chúng tôi sẽ sản xuất xăng từ không khí trên quy mô công nghiệp vào năm 2014", Harrison nói.

Nguồn  tinmoitruong.vn
Chia sẻ:

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Xe buýt chạy bằng rác thải.

Từ năm 2010, những xe buýt sạch sẽ lăn bánh trên các đường phố Oslo (Na Uy), với nhiên liệu sinh học được sản xuất từ các loại rác thải như bùn, nước cống và thức ăn thừa. 
Nhiên liệu sinh học


“Xe buýt mới sẽ giúp chúng tôi giảm được nhiều thứ như khí thải CO2, rác, tiếng ồn và cả nước cống”, Ole Jakob Johansen, một quan chức phụ trách dự án chế tạo xe buýt sử dụng nhiên liệu sinh học của Oslo phát biểu.
Nhiêu liệu xe buýt sử dụng là khí metan được tạo ra từ bùn và nước cống. Nhà máy xử lý rác thải Bekkelaget – nơi tiếp nhận rác thải của 250.000 người trong thành phố - sẽ cung cấp nguyên liệu để sản xuất metan. “Hoạt động tắm rửa của mỗi người trong một năm tạo ra khoảng 8 lít dầu diesel. Con số đó tuy không lớn, nhưng nếu nhân với 250.000, chúng ta sẽ có đủ nhiên liệu để 80 xe buýt chạy được 100.000 km mỗi xe”, Johansen nói.
Sử dụng khí metan sinh học là một bước nhảy vọt trên phương diện bảo vệ môi trường. Ngoài việc giảm lượng khí thải carbon, xe buýt dùng metan sinh học thải ra ít nitơ oxit (giảm 78%) và hạt siêu nhỏ gây ô nhiễm (giảm 98%) hơn so với xe buýt dùng diesel. Mức độ ồn của chúng cũng giảm tới 92% so với xe buýt truyền thống. Johansen cho biết, chi phí sản xuất nhiên liệu sinh học thấp hơn so với dầu diesel. Người ta chỉ mất 0,72 euro để sản xuất lượng khí metan tương đương một lít dầu diesel, trong khi giá một lít dầu diesel ngoài các trạm xăng ở Na Uy là hơn 1 euro. “Metan sinh học rẻ hơn, song chi phí mua xe buýt mới và bảo dưỡng chúng sẽ cao hơn. Nếu tính cả chi phí sản xuất metan, mua xe và bảo dưỡng thì chi phí dành cho xe buýt chạy nhiên liệu sinh học sẽ cao hơn 15% so với xe buýt truyền thống”, Anne-Merete Andersen, quan chức phụ trách hệ thống vận tải công cộng của thành phố Oslo, nhận xét.
Khác với ethanol sinh học (được sản xuất từ ngũ cốc và thực vật), metan sinh học không hề làm giảm sản lượng lương thực. Nó cũng không cần tới các nguồn nước trong quá trình sản xuất như ethanol sinh học. Các tổ chức bảo vệ môi trường rất phấn khởi khi giới chức thông báo về dự án tại Oslo. “Chúng tôi đã chờ đợi điều này từ lâu. Đây là một dự án vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị. Tôi thấy xe buýt sử dụng nhiên liệu sinh học không hề có bất kỳ yếu điểm nào. Ngược lại, nó cho chúng ta thấy con người luôn có cách để tận dụng những thứ mà chúng ta bỏ đi”, Olaf Brastad, một lãnh đạo của tổ chức Bellona, phát biểu.
 Nếu nhà máy xử lý rác thải thứ hai của Oslo tham gia dự án và lượng thức ăn thừa của người dân được biến thành nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học, lượng khí metan mà thành phố tạo ra có thể cung cấp cho 350 đến 400 xe buýt hoạt động. Theo tính toán của các chuyên gia, với 400 xe buýt sử dụng metan sinh học, lượng khí thải CO2 sẽ giảm khoảng 30.000 tấn mỗi năm. Trước đó, xe buýt chạy bằng nhiên liệu sinh học đã xuất hiện ở nhiều thành phố châu Âu như Lille (Pháp) và Stockholm (Thụy Điển).

                                                                          Nguồn VnExpress 
Chia sẻ:

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Làm nguội trái đất bằng bụi thiên thạch.

Tạo ra một đám mây bụi trong không gian để ngăn chặn bức xạ mặt trời tới trái đất là ý tưởng mà các nhà khoa học Scotland đề xuất để chống biến đổi khí hậu.

Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu dự báo, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 6,4 độ C. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu lượng bức xạ mặt trời tới trái đất giảm 1,7% thì nhiệt độ trung bình trên hành tinh xanh sẽ giảm 2 độ C.
Đám mây bụi

Thay vì chống biến đổi khí hậu bằng các hoạt động bảo vệ đại dương hay bầu khí quyển, một bộ phận giới nghiên cứu đề xuất ý tưởng tác động tới nhiệt độ địa cầu từ không gian. Vài người đưa ra ý tưởng đặt một chiếc gương khổng lồ trong không gian làm tấm chắn cho trái đất, giúp hành tinh tránh khỏi những ảnh hưởng xấu từ mặt trời. Tuy nhiên, chi phí cho ý tưởng đó là khá lớn và việc lắp đặt cũng như vận hành chúng trong vũ trụ cũng vô cùng phức tạp.

Một lựa chọn khác là sử dụng các “tấm chắn bụi” để giảm bớt bức xạ từ mặt trời, nghĩa là tạo ra các đám mây bụi bên ngoài vũ trụ cho trái đất. Ưu điểm của phương án này là quy trình thực hiện đơn giản hơn so với lắp các tấm gương. Tuy nhiên, các nhà khoa học lo ngại các đám mây sẽ phân tán theo thời gian bởi bức xạ mặt trời và lực hấp dẫn của mặt trời, mặt trăng cũng như các hành tinh khác.
Vì vậy, Russell Bewick – một nhà khoa học của Đại học Strathclyde tại Scotland – cho rằng, thay vì tạo ra một đám mây bụi trôi nổi trong vũ trụ, con người có thể lợi dụng lực hấp dẫn của một tiểu hành tinh để cố định đám mây bụi cố định tại một vị trí trong không gian. Nhờ đó đám mây thể ngăn chặn ánh sáng mặt trời và làm giảm nhiệt độ trên trái đất, Livescience cho biết.

“Giải pháp tạo đám mây bụi không phải là một phương án dài hạn nhưng nó có thể ngăn cản tác động của biến đổi khí hậu trong một thời gian nhất định và hỗ trợ các biện pháp khác. Nhờ nó mà chúng ta có thêm thời gian để tìm kiếm giải pháp hoàn hảo nhằm ngăn chặn hiện tượng ấm lên của địa cầu”, Bewick phát biểu.

Theo Bewick, một tiểu hành tinh sẽ được đặt tại điểm Lagrange L1, vị trí mà lực hấp dẫn của mặt trời và của trái đất bù trừ lẫn nhau. Ông và các đồng nghiệp muốn gắn những nam châm khổng lồ cực mạnh vào tiểu hành tinh. Các nam châm chẳng những đẩy tiểu hành tinh tới điểm Lagrange L1 mà còn thổi bụi từ bề mặt tiểu hành tinh ra ngoài để tạo thành đám mây.

1036 Ganymed, tiểu hành tinh gần trái đất có kích thước lớn nhất, có thể duy trì một đám mây bụi đủ lớn để ngăn chặn 6,58% bức xạ mặt trời tới trái đất, tỷ lệ đủ để chống lại mọi xu hướng nóng lên toàn cầu hiện nay. Khối lượng của đám mây bụi đó lên tới khoảng 5.000 tỷ tấn và có chiều rộng khoảng 2.600 km.

Thách thức lớn nhất của dự án là việc đẩy được một tiểu hành tinh lớn như Ganymed tới điểm L1 giữa mặt trời và trái đất.

“Một nghiên cứu của công ty Planetary Resources cho thấy chúng ta chỉ có thể thực hiện dự án với một tiểu hành tinh có khối lượng 500 tấn vào năm 2025. Như vậy, việc thực hiện dự án với tiểu hành tinh Ganymed có vẻ không khả thi. Tuy nhiên, việc đưa các tiểu hành tinh nhỏ hơn tới điểm L1 là điều có thể”, Bewick nói.

Mặt khác, dự án có thể đe dọa tới sự an toàn của trái đất. Theo Bewick, một tiểu hành tinh lớn là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với địa cầu.

“Do đó, nếu chúng tôi thực hiện dự án này, hoạt động kiểm tra thường xuyên phải được ưu tiên hàng đầu. Hơn nữa, chúng tôi chưa có cách nào để thử nghiệm hiệu quả của dự án trên quy mô lớn”.
Nguồn: Vnexpress
Chia sẻ:

Hướng dẫn thi công