Chống mài mòn thiết bị máy móc.

Hệ thống thu hồi giấy vụn

Thiết kế- lắp đặt quạt hút và thổi giấy vụn góp phần bảo vệ môi trường

Dán gạch bể bơi

Sử dụng Vật liệu Devcon (USA) để dán những viên gạch Ceramic/ Granit bị bong hỏng ở thành bên hoặc đáy Hồ bơi.

Thiết bị xử lý bụi

Thiết bị xử lý bụi và xử lý mùi trong sản xuất công nghiệp.

Hệ thống thông gió

Lắp đặt và xử lý Hệ thống thông gió, hút không khí nóng- ẩm tại Công ty CP Giấy Sài Gòn MT.

Xử lý van một chiều

Phục hồi nguyên trạng van một chiều tại nhà máy nước.

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Nhiệt độ toàn cầu có thể nóng thêm 4 độ C


Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 19-11 cảnh báo nhiệt độ Trái đất có thể tăng thêm 4 độ C trong thế kỷ này, từ đó gây ra những hậu quả khôn lường đối với các thành phố ven biển và những nước đang phát triển.

Trái đất nóng lên

Dẫn nghiên cứu do Viện Nghiên cứu tác động môi trường và phân tích khí hậu Potsdam (Đức) thực hiện, WB kêu gọi hành động khẩn cấp vì tương lai của Trái đất, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển, cần ngay lập tức giảm lượng khí thải nhà kính từ các nguồn sản xuất năng lượng.

Theo nghiên cứu, Trái đất có thể ấm thêm 4 độ C vào đầu những năm 2060 nếu lời hứa đấu tranh chống biến đổi khí hậu của các chính phủ không thực hiện được. Tuy nhiên, ngay cả khi các quốc gia hoàn thành cam kết hiện tại của mình thì khả năng Trái đất ấm thêm 4 độ C vào năm 2100 là 20%.

Chủ tịch WB Jim Yong Kim nói: “Thời gian còn lại rất ngắn. Thế giới phải giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu quyết liệt hơn. Chúng ta sẽ không thể chấm dứt được đói nghèo nếu không giải quyết triệt để tình trạng này. Đây là một trong những thách thức đơn lẻ lớn nhất với xã hội công bằng ngày nay”.

Với mức tăng như vậy thì mỗi khu vực khác nhau sẽ chịu hậu quả khác nhau, như đợt không khí nóng gần đây ở Nga có thể trở thành hiện tượng thường niên hơn, và nhiệt độ mùa hè của vùng Địa Trung Hải có thể nóng hơn 9 độ C so với nhiệt độ cao nhất hiện tại ở khu vực này.

Trong viễn cảnh đó, nồng độ acid trong các đại dương có thể tăng lên với tỉ lệ chưa từng thấy, đe dọa môi trường sống của các rạn san hô. Ngoài ra, mực nước biển dâng cao thêm 1m sẽ gây ngập lụt tại nhiều khu vực ven biển. Những thành phố dễ bị ảnh hưởng nhất nằm tại các nước Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Madagascar, Mexico, Mozambique, Philippines, Venezuela và Việt Nam. “Thiệt hại môi trường đa dạng sinh học sẽ không thể phục hồi được” - Chủ tịch Kim nói.

Tác động đáng báo động nhất chính là ảnh hưởng đến việc sản xuất lương thực, cụ thể những vùng trũng như Bangladesh, Ai Cập, Việt Nam và một số vùng bờ biển châu Phi sẽ ảnh hưởng lớn khi hạn hán nghiêm trọng tác động lên ngành nông nghiệp.

Các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu do Liên Hiệp Quốc khởi xướng đều cam kết giới hạn nhiệt độ Trái đất không tăng quá 2 độ C. Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon thúc giục các quốc gia phải hoàn thành cam kết của mình được đưa ra tại hội nghị môi trường ở Nam Phi hồi năm ngoái, từ đó xây dựng một thỏa thuận khí hậu mới có tính ràng buộc pháp lý trước năm 2015.
Nguồn tuoitreonline
Chia sẻ:

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

"Kẻ mồ côi" lang thang trong vũ trụ

Các nhà thiên văn tại Pháp phát hiện một hành tinh khổng lồ đang di chuyển tự do trong không gian vì nó không xoay quanh bất kỳ ngôi sao nào.


Hành tinh lạ


Từ trước tới nay nhiều nhà khoa học luôn nghĩ rằng mọi hành tinh trong vũ trụ xoay quanh các ngôi sao, bởi họ chưa bao giờ thấy hành tinh nào di chuyển tự do trong vũ trụ. Nhưng mới đây Philippe Delorme, một nhà nghiên cứu của Viện Hành tinh và Vật lý thiên văn Grenoble tại Pháp, cùng các đồng nghiệp đã phát hiện một hành tinh không xoay quanh bất kỳ ngôi sao nào. Nó di chuyển tự do trong vũ trụ bao la. Nhóm nghiên cứu gọi nó là "hành tinh mồ côi", Space đưa tin.

CFBDSIR2149, tên của hành tinh, có thể là một quả cầu khí khổng lồ to hơn sao Mộc khoảng 4 tới 7 lần. Hiện tại nó cách trái đất chừng 100 năm ánh sáng.

Dường như "hành tinh mồ côi" thuộc một nhóm hành tinh mới ra đời cùng nhau từ 50 tới 120 triệu năm trước. Chúng là một trong những nhóm hành tinh gần Thái Dương Hệ nhất. Theo tính toán của Delorme và các cộng sự, nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nó vào khoảng 430 độ C.

Phát hiện một hành tinh lang thang không còn là tin gây sốc đối với giới khoa học. Khoảng một năm trước giới thiên văn đã phát hiện vài hành tinh như vậy. Vì thế một số nhà khoa học nghĩ rằng “hành tinh mồ côi” là loại thiên thể khá phổ biến. Thậm chí một nghiên cứu vào năm 2011 còn kết luận chúng chiếm tỷ lệ 50% trong tổng số hành tinh thuộc dải Ngân Hà. Điều đó có nghĩa là dải Ngân Hà sở hữu vài tỷ “hành tinh mồ côi”. Tuy nhiên, phần lớn chúng là hành tinh đá. Những hành tinh khí khổng lồ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Nguồn vnexpress.net
Chia sẻ:

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Xây nhà tiết kiệm năng lượng đầu tiên vào năm 2013

Nhà tiết kiệm năng lượng đầu tiên tại Việt Nam sẽ được xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh vào giữa năm 2013 do Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Thành phố Hồ Chí Minh (ECC) và Công ty Kiến trúc Kaergaard Andersen và Trường Đại học Bắc Đan Mạch thực hiện.

Nhà tiết kiệm năng lượng

Thông tin trên đã được công bố tại Hội thảo "Tòa nhà tối ưu năng lượng của Đan Mạch tại Việt Nam”, tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 9/11.

Hội thảo có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Năng lượng và Khí hậu Đan Mạch Martin Lidergaard; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Mạnh Hà và đông đảo các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam và Đan Mạch.

Các chuyên gia đến từ Đan Mạch đã giới thiệu những mô hình trong thiết kế, xây dựng đạt tiêu chuẩn xanh, tiết kiệm năng lượng. Mô hình nhà tiết kiệm năng lượng của Đan Mạch tại Việt Nam, được xem như một trung tâm thiết kế và xây dựng công trình tối ưu hóa năng lượng.

Nhà tiết kiệm năng lượng được xây dựng bằng vật liệu cách nhiệt tốt, giảm thiểu nhu cầu sử dụng năng lượng, đồng thời tốt cho sức khỏe và thoải mái tiện nghi với không khí bên trong thông suốt nhờ thiết kế thông minh, tăng ánh sáng tự nhiên và khí trời.

Các chuyên gia của Đan Mạch cho biết nguyên tắc trong thiết kế nhà tiết kiệm năng lượng là tự tạo ra nguồn năng lượng lớn hơn mức sử dụng và nhằm kết nối bền vững với cộng đồng.

Ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết với mức tiêu thụ năng lượng chiếm tới 1/5 của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng, trong đó đặc biệt chú ý đến việc triển khai trong lĩnh vực xây dựng, năng lượng xanh.

Từ thực tế đó, Thành phố Hồ Chí Minh rất cần hợp tác, chuyển giao công nghệ từ các nước đi trước, thành công trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.

Đan Mạch là một trong những nước có kinh nghiệm hàng đầu thế giới trong thiết kế, xây dựng các tòa nhà xanh.

Thông qua chương trình hợp tác với Đan Mạch, Việt Nam cũng như Thành phố Hồ Chí Minh có thêm thông tin, nắm bắt được những kiến thức tốt trong xây dựng các tòa nhà xanh, tiết kiệm năng lượng.

Ông Martin Lidergaard, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Năng lượng và Khí hậu Đan Mạch cho rằng tiềm năng tiết kiệm năng lượng giữa Việt Nam và Đan Mạch hiện nay là rất lớn, nhất là trong lĩnh vực xây dựng có nhiều hứa hẹn.

Đan Mạch là quốc gia có các tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng trong xây dựng rất khắt khe và chất lượng nhất thế giới.

Với việc triển khai xây dựng nhà tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam sắp tới sẽ mở ra những cơ hội hợp tác cho hai bên trong lĩnh vực xây dựng, tiết kiệm năng lượng.

Theo Vietnam+
Chia sẻ:

Việt Nam sắp đón mưa sao băng.


Mưa sao băng Leonids, một trong những hiện tượng thiên văn đáng chú ý của năm, sẽ được nhìn thấy tại Việt Nam cuối tuần này.

Mưa sao băng


Theo dự báo của Tổ chức Sao băng Quốc tế (IMO), mưa sao băng Leonids năm nay tuy số lượng sao băng theo giờ không tăng, nhưng điểm khác thường là trận mưa này có thể đạt cực điểm tới hai lần vào khoảng 4 giờ chủ nhật và 13 giờ thứ tư tuần sau theo giờ Hà Nội.

Tuy nhiên, theo Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư Tp. HCM, thời gian thích hợp nhất để quan sát trận mưa sao băng trên ở Việt Nam là từ nửa đêm thứ bảy tới rạng sáng chủ nhật sắp tới. Đó là khi chòm Leo (sư tử), nơi xuất phát của các sao băng, xuất hiện ở chân trời phía đông. "Hãy để tầm mắt bao quát cả vùng trời phía đông lên đến đỉnh đầu người xem bắt gặp các sao băng nhiều nhất", Tuấn Duy nói.

Khi Leonids đạt đỉnh điểm, ở những nơi có điều kiện quan sát lý tưởng, số sao băng có thể lên đến hơn 20 vệt/giờ. "Trong những năm gần đây Leonids suy yếu dần, nhưng trận mưa sao băng lần này sẽ xuất hiện với nhiều sao băng sáng", Tuấn Duy cho biết.

Năm ngoái, ánh trăng sáng gần chòm sao Leo đã phá hỏng trận mưa sao Leonids. Song năm nay, mặt trăng gần như không gây ảnh hưởng tới người quan sát.

Mưa sao băng Leonid xuất hiện vào tháng 11 hàng năm khi trái đất đi qua vùng bụi của sao chổi 55P/Tempel-Tuttle. Trong quá khứ, Leonids từng được ví là bão sao băng khoảng thời gian những năm 1998 - 2002 khi nó đạt đến vài chục ngàn sao băng xuất hiện trong một giờ khi cực điểm.
Nguồn khoahoc.com.vn
Chia sẻ:

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Chất ô nhiễm kích thước nano nguy hiểm cho cây trồng.

Theo hai nghiên cứu mới của Trường Đại học California (Hoa Kỳ), các chất ô nhiễm kích thước nano có thể thâm nhập vào rễ cây trồng, gây ra hàng loạt thay đổi đối với sự sinh trưởng và sức khỏe của cây trồng. Các hạt nano nhỏ này có thể cản trở sự phát triển của cây trồng, thúc đẩy hấp thụ các chất ô nhiễm ở cây trồng và làm tăng nhu cầu phân bón cho cây trồng.

Chất ô nhiễm

Các vật liệu nano được xả ra trong khí thải của máy kéo chạy diesel, có thể đổ xuống các cánh đồng cây trồng. Các vật liệu nano sử dụng trong vải dệt, kem chống nắng và các sản phẩm khác được thu gom dưới dạng các chất rắn, tách từ bùn cống và nước thải; các chất rắn giàu dưỡng chất thường được bón cho các cánh đồng ở Hoa Kỳ để cải thiện đất. Các nghiên cứu mới đề cập đến các ảnh hưởng nguy hại mà hạt nano có thể gây ra cho các cây trồng trong tương lai khi việc tiếp xúc gia tăng.

Để nghiên ứu tác động của các vật liệu nano đến cây trồng, nhóm nghiên cứu đã cho cây đậu tương từ lúc nảy mầm từ hạt tiếp xúc với đất được xử lý bằng một trong hai vật liệu nano oxit kim loại được thương mại phổ biến, đó là oxit xeri dùng làm chất xúc tác trong nhiên liệu diesel và các sản phẩm khác hoặc các hạt oxit kẽm sử dụng trong kem chống nắng và dùng làm tác nhân kháng khuẩn.

So với các cây trồng không được tiếp xúc với đất qua xử lý, các cây trồng này sinh trưởng trong đất có các hạt nano oxit kẽm phát triển ít lá hơn. Trái lại, cây trồng trong đất chứa oxit xeri còi cọc nhất. Oxit kẽm tích tụ trong lá cây đậu tương và hạt đậu được trồng trên đất đã qua xử lý. Tuy nhiên, sự thâm nhập của oxit xeri vào trong cây đậu tương chỉ dừng lại lại tại các mấu nhỏ của rễ. Ở các cây đậu tương được tiếp nhận lượng oxit xeri ở mức cao nhất, các mấu nhỏ ở rễ không chứa vi khuẩn thông thường, lấy nitơ từ không khí và chuyển thành dạng hóa học (amoniac) mà đậu tương và các cây trồng khác dùng làm phân bón.

Khả năng cố định nitơ của đậu tương và các loại đậu khác là “một trong những quá trình quan trọng nhất của vi khuẩn trong ngành nông nghiệp”. Do đó, khả năng xeri nano ngăn chặn quá trình này là một phát hiện mới quan trọng nhất và gây nhiều rắc rối nhất.

Đây là nghiên cứu đầu tiên về các ảnh hưởng của vật liệu nano đến cây trồng tiếp xúc qua đất.

Trong nghiên cứu thứ 2, được công bố trên Tạp chí Environmental Science & Technology, nhóm nghiên cứu đã cho rễ cà chua, bí xanh và đậu tương tiếp xúc với các thù hình của các bon (fullerene), đó là các vật liệu nano thông dụng sản xuất từ các bon tinh khiết. Vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật độc hại hòa vào đất rất lâu sau khi chúng được bón, do vậy, nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm hiểu số lượng các thù hình không độc hại trong vùng rễ ảnh hưởng ra sao đến phản ứng của cây trồng với bất cứ dư lượng DDT phân hủy nào.

Khi các thù hình xuất hiện, cả 3 loại cây trồng nói trên đã loại bỏ được nhiều thuốc bảo vệ thực vật từ vật liệu trong đó chúng sinh trưởng, trong trường hợp này là các chất khoáng bón cây. Vì cây trồng không phát triển đến giai đoạn ra quả, do đó, các nhà nghiên cứu chưa biết chất ô nhiễm có tích tụ trong cây trồng không, “nhưng chắc chắn nó có trong hệ rễ”.

Nguồn vista.vn
Chia sẻ:

Tạo "dầu thô sinh học" từ tảo.

Tạo hóa phải mất nhiều triệu năm để biến sinh vật hữu cơ lâu năm thành dầu thô, nhưng nhóm các nhà khoa học tại trường Đại học Michigan (Hoa Kỳ) do GS Phil Savage đứng đầu đang biến tảo thành một dạng dầu thô sinh học trong thời gian ngắn.

Dầu thô sinh học

Được tài trợ bởi Quỹ KH&CN Quốc gia Hoa Kỳ, nghiên cứu của GS Phil Savage và các nhà khoa học trong nhóm của ông nuôi trồng tảo trong những ly lớn tại phòng thí nghiệm.

Mặc dầu nhiều công ty biến tảo thành nhiên liệu sinh học, nhưng quy trình của GS Phil Savage lại khác. Thay vì làm khô chúng trước khi chiết xuất dầu thiên nhiên, các nhà khoa học này bỏ tảo vào trong một ống kim loại có chứa nước và nấu bằng nồi áp suất ở những nhiệt độ cực kỳ cao.

GS Phil Savage nói rằng chỉ mất chưa đầy 60 giây đồng hồ để phá vỡ tất cả các thành tố của tảo, không phải chỉ có dầu mà còn các loại đường và protein có thể được sử dụng cho những hình thức năng lượng khác. Thời gian phản ứng ngắn cần thiết để tạo ra dầu thô sinh học và hiệu quả của tiến trình này, có thể cắt giảm tầm cỡ và chi phí cho các lò phản ứng biến tảo thành năng lượng. Trường Đại học Michigan hy vọng có thể lọc và thương mại hóa quy trình này.

GS Phil Salvage tin rằng dầu thô sinh học làm từ tảo có thể là một biện pháp thay thế hấp dẫn cho dầu sinh học lọc làm từ ngô và các sinh khối khác.

Nguồn NASATI 
Chia sẻ:

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Kỹ thuật đọc thư không cần mở phong bì.

Một nhóm nhà khoa học ở Ý và Hà Lan đã phát triển thành công một kỹ thuật mới có thể nhìn xuyên thấu qua lớp vật liệu cứng mỏng, hứa hẹn một sự đột phá cho công nghệ nano, chụp ảnh y tế và hoạt động gián điệp.

Nhìn xuyên thấu

Kỹ thuật trên dựa vào việc sử dụng chùm tia laser và một loại máy tính giải mã. Nó đã được thử nghiệm thành công khi áp dụng vào việc quan sát vật đặt đằng sau lớp kính mờ mà mắt thường không thể nhìn thấy được rõ.

Ban đầu nhóm nghiên cứu dùng tia laser chiếu vào lớp kính mờ. (Các ánh sáng sẽ bị tán xạ, làm cho vật phía sau kính bị che khuất). Sau đó các tia sáng khuếch tán này được đưa lên máy tính phân tích và tái tạo lại hình ảnh vật bị che khuất phía sau kính. Kết quả cho thấy do ánh sáng bị tán xạ.

Với kĩ thuật này, các nhà khoa học hi vọng nó sẽ giúp ích nhiều cho công nghệ quét không xâm lấn trong y học và công nghệ nano, chẳng hạn như việc có thể nhìn thấy bên trong của một con chíp máy tính mà không cần phải mở nó ra.

Thậm chí kỹ thuật mới còn giúp ích cho cả công việc gián điệp. “Về nguyên tắc, bạn có thể đọc một lá thư mặc dù lá thư được dán kín trong phong bì, điều đó giúp ích nếu bạn là một điệp viên”, nhà khoa học Allard Mosk thuộc Viện Công nghệ nano tại Đại học Twente ở Hà Lan, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.

Mặc dù khắc phục được nhược điểm nhìn một phần vật ẩn của công nghệ nhìn xuyên thấu hiện tại nhưng kỹ thuật mới cũng có những hạn chế. Nó vẫn chưa thể nhìn được vật ẩn dưới lớp vật chất màu đen và cũng chưa thực sự hữu ích nhiều cho công việc nhìn trộm. Bởi vì khi ánh sáng laser rất dễ bị phát hiện ra.

Nguồn Báo Đất Việt
Chia sẻ:

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Biến nước biển thành nước ngọt nhờ năng lượng mặt trời.

Biến nước biển thành nước ngọt nhờ năng lượng mặt trời  là kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Viện Thủy điện và Năng lượng Tái tạo (Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam).


Máy tạo nước ngọt.


Theo đó, sau khi cấp nước vào bể chứa, nước biển được năng lượng Mặt trời đun nóng, bốc hơi và ngưng tụ trên bề mặt trong của tấm kính và chảy về một bể chứa nước sạch.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời, không tốn chi phí năng lượng, không phát thải khí nhà kính, không có hóa chất, nước ngọt tạo ra không phải lọc lại mà sử dụng được ngay.

Với thiết bị này, các nguồn nước không uống được trực tiếp như nước biển, nước lợ, nước nhiễm phèn, nước ao, hồ, sông suối… có thể nhanh chóng biến thành nước ngọt.

Thiết bị có năng suất trung bình đạt hơn 6 lít/m2/ngày, tận thu được nước mưa trên mặt kính của thiết bị khi trời có mưa. Đặc biệt, thiết bị được chế tạo từ composite, có thể tháo lắp linh hoạt, phù hợp với mọi quy mô dân cư trên mọi địa hình, kể cả vùng hải đảo cách xa đất liền.
Nguồn Báo Đất Việt
Chia sẻ:

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Chế tạo bọt từ vỏ cây.

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Freiburg, Đức đã sử dụng vỏ cây để tạo ra bọt, một trong những bước đột phá sinh thái mới nhất trong khuôn khổ dự án Biofoambark.
Vỏ cây

Các nhà nghiên cứu đang cố gắng “xanh hóa” bọt cách điện sử dụng trong xây dựng bằng cách thay thế các nguyên liệu từ dầu mỏ bằng một hợp chất xuất hiện trong tự nhiên thường do ngành công nghiệp gỗ thải ra.

Nguyên liệu thô của bọt sinh học là tannin, một hợp chất có trong vỏ cây. Khi vỏ cây được xử lý thích hợp, nó có thể dùng để sản xuất bọt cứng không chỉ tốt để cách nhiệt cho các tòa nhà và được đúc thành các phụ tùng ô tô, mà còn có các tính chất chống cháy. Ngoài ra, bọt có thể thay thế polystyrene độc hại (thường được gọi là Styrofoam).

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu sẽ bổ sung cho bọt sinh học thêm một đặc tính nữa là chuyển đổi thành nhiên liệu sinh học khi nó sắp được vứt bỏ. Điều này sẽ làm tăng tính hữu dụng của nguyên liệu thô được sản xuất từ vỏ cây.

Nghiên cứu của trường Đại học Freiburg không phải là nỗ lực đầu tiên để sản xuất bọt sinh học từ chất thải hữu cơ. Trước đây, một nhà nghiên cứu tại Đại học Jerusalem đã từng nghiên cứu phương pháp sản xuất bọt từ chất thải của nhà máy giấy.

Nguồn NASATI
Chia sẻ:

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Phát hiện hàng loạt loài nhện khổng lồ mới.

Một nhóm chuyên gia tìm thấy 9 loài nhện nhảy Tarantula sống trên cây ở miền trung và miền đông Brazil.

Nhện Tarantula

Rogerio Bertani - một chuyên gia về nhện tại Viện Butantan ở Sao Paulo, Brazil - đã công bố 9 loài nhện Tarantula mới, UPI đưa tin. Phần cuối chân của chúng có diện tích lớn, cho phép chúng bám vào nhiều loại bề mặt. Chúng sống trong rừng Amazon và khu vực phân bố của chúng thuộc miền trung và miền đông Brazil.

Nhện Tarantula sống trên cây phân bố tại một vùng nhiệt đới thuộc châu Á, châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ và vùng Caribbe. Đặc điểm chung của chúng là cơ thể dẹt hơn và chân dài hơn so với những loài nhện Tarantula sống trên mặt đất. Thân dẹt và chân dài giúp nhện Tarantula thích nghi với đời sống trên cây.

Trước đó giới khoa học đã biết 7 loài nhện Tarantula sống trên cây trong rừng ở Brazil. Với phát hiện của Bertani, tổng số loài nhện Taratula sống trên cây tại nước này tăng lên con số 16.

9 loài nhện mới phân bố trong những khu rừng với mật độ khá lớn. Nạn phá rừng và các hoạt động khác của con người khiến môi trường sống của chúng giảm dần theo thời gian. Ngoài ra màu sắc cơ thể chúng khá sặc sỡ nên chúng có thể trở thành mục tiêu của những người nuôi vật cảnh.
Nguồn vnexpress.net
Chia sẻ:

Hướng dẫn thi công