Chống mài mòn thiết bị máy móc.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Chế tạo bọt từ vỏ cây.

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Freiburg, Đức đã sử dụng vỏ cây để tạo ra bọt, một trong những bước đột phá sinh thái mới nhất trong khuôn khổ dự án Biofoambark.
Vỏ cây

Các nhà nghiên cứu đang cố gắng “xanh hóa” bọt cách điện sử dụng trong xây dựng bằng cách thay thế các nguyên liệu từ dầu mỏ bằng một hợp chất xuất hiện trong tự nhiên thường do ngành công nghiệp gỗ thải ra.

Nguyên liệu thô của bọt sinh học là tannin, một hợp chất có trong vỏ cây. Khi vỏ cây được xử lý thích hợp, nó có thể dùng để sản xuất bọt cứng không chỉ tốt để cách nhiệt cho các tòa nhà và được đúc thành các phụ tùng ô tô, mà còn có các tính chất chống cháy. Ngoài ra, bọt có thể thay thế polystyrene độc hại (thường được gọi là Styrofoam).

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu sẽ bổ sung cho bọt sinh học thêm một đặc tính nữa là chuyển đổi thành nhiên liệu sinh học khi nó sắp được vứt bỏ. Điều này sẽ làm tăng tính hữu dụng của nguyên liệu thô được sản xuất từ vỏ cây.

Nghiên cứu của trường Đại học Freiburg không phải là nỗ lực đầu tiên để sản xuất bọt sinh học từ chất thải hữu cơ. Trước đây, một nhà nghiên cứu tại Đại học Jerusalem đã từng nghiên cứu phương pháp sản xuất bọt từ chất thải của nhà máy giấy.

Nguồn NASATI
Chia sẻ:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Hướng dẫn thi công