Các vật liệu nano được xả ra trong khí thải của máy kéo chạy diesel, có thể đổ xuống các cánh đồng cây trồng. Các vật liệu nano sử dụng trong vải dệt, kem chống nắng và các sản phẩm khác được thu gom dưới dạng các chất rắn, tách từ bùn cống và nước thải; các chất rắn giàu dưỡng chất thường được bón cho các cánh đồng ở Hoa Kỳ để cải thiện đất. Các nghiên cứu mới đề cập đến các ảnh hưởng nguy hại mà hạt nano có thể gây ra cho các cây trồng trong tương lai khi việc tiếp xúc gia tăng.
Để nghiên ứu tác động của các vật liệu nano đến cây trồng, nhóm nghiên cứu đã cho cây đậu tương từ lúc nảy mầm từ hạt tiếp xúc với đất được xử lý bằng một trong hai vật liệu nano oxit kim loại được thương mại phổ biến, đó là oxit xeri dùng làm chất xúc tác trong nhiên liệu diesel và các sản phẩm khác hoặc các hạt oxit kẽm sử dụng trong kem chống nắng và dùng làm tác nhân kháng khuẩn.
So với các cây trồng không được tiếp xúc với đất qua xử lý, các cây trồng này sinh trưởng trong đất có các hạt nano oxit kẽm phát triển ít lá hơn. Trái lại, cây trồng trong đất chứa oxit xeri còi cọc nhất. Oxit kẽm tích tụ trong lá cây đậu tương và hạt đậu được trồng trên đất đã qua xử lý. Tuy nhiên, sự thâm nhập của oxit xeri vào trong cây đậu tương chỉ dừng lại lại tại các mấu nhỏ của rễ. Ở các cây đậu tương được tiếp nhận lượng oxit xeri ở mức cao nhất, các mấu nhỏ ở rễ không chứa vi khuẩn thông thường, lấy nitơ từ không khí và chuyển thành dạng hóa học (amoniac) mà đậu tương và các cây trồng khác dùng làm phân bón.
Khả năng cố định nitơ của đậu tương và các loại đậu khác là “một trong những quá trình quan trọng nhất của vi khuẩn trong ngành nông nghiệp”. Do đó, khả năng xeri nano ngăn chặn quá trình này là một phát hiện mới quan trọng nhất và gây nhiều rắc rối nhất.
Đây là nghiên cứu đầu tiên về các ảnh hưởng của vật liệu nano đến cây trồng tiếp xúc qua đất.
Trong nghiên cứu thứ 2, được công bố trên Tạp chí Environmental Science & Technology, nhóm nghiên cứu đã cho rễ cà chua, bí xanh và đậu tương tiếp xúc với các thù hình của các bon (fullerene), đó là các vật liệu nano thông dụng sản xuất từ các bon tinh khiết. Vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật độc hại hòa vào đất rất lâu sau khi chúng được bón, do vậy, nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm hiểu số lượng các thù hình không độc hại trong vùng rễ ảnh hưởng ra sao đến phản ứng của cây trồng với bất cứ dư lượng DDT phân hủy nào.
Khi các thù hình xuất hiện, cả 3 loại cây trồng nói trên đã loại bỏ được nhiều thuốc bảo vệ thực vật từ vật liệu trong đó chúng sinh trưởng, trong trường hợp này là các chất khoáng bón cây. Vì cây trồng không phát triển đến giai đoạn ra quả, do đó, các nhà nghiên cứu chưa biết chất ô nhiễm có tích tụ trong cây trồng không, “nhưng chắc chắn nó có trong hệ rễ”.
Nguồn vista.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét